Lịch sử hình thành Trường Cao đẳng Bách Khoa
Trường Cao đẳng Bách Khoa trực thuộc hệ thống trường Cao đẳng do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lí. Trường được thành lập theo quyết định số 819/QĐ-LĐTBXH ngày 26/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đến năm 2017 theo công văn số 278/QĐ-LĐTBXH quyết định về việc cho phép đổi tên Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa thành Trường Cao đẳng Bách Khoa.
Trường Cao đẳng Bách Khoa là trường dạy nghề ngoài công lập chất lượng cao, có uy tín, đạt chuẩn quốc tế; Đào tạo công nghệ nhiều cấp trình độ, nhiều ngành nghề; Là trung tâm Nghiên cứu – Ứng dụng -Chuyển giao công nghệ uy tín và tin cậy.
Trường Cao đẳng Bách Khoa đào tạo nhiều ngành nghề đáp ứng theo yêu cầu của xã hội bao gồm các ngành thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, kinh tế, du lịch, công nghệ thông tin như: Kế toán doanh nghiệp, Quản trị mạng máy tính, Điện dân dụng, Thương mại điện tử, Điện công nghiệp, Tin học văn phòng, Kĩ thuật chế biến món ăn, Hướng dẫn du lịch. Trường áp dụng phương pháp dạy học tích cực, phát triển tư duy và khả năng thực hiện các kĩ năng từ cơ bản đến chuyên ngành, từ đơn giản đến hiện đại, chuyên nghiệp cho người học; Trường phát triển theo định hướng đào tạo gắn liền với thực tiễn, nghiên cứu thực tiễn để phát triển đào tạo đảm bảo chất lượng đào tạo ngày một cao, liên tục phát triển để trở thành chất lượng cao.
Trường có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm là các giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học đặc biệt có đội ngũ doanh nhân và nghệ nhân tay nghề cao tham gia đào tạo.
Trường có cơ sở vật chất khang trang, thiết bị hiện đại, có kí túc xá tại trường cho sinh viên; hỗ trợ sinh viên vay vốn ngân hàng.
Trường có quan hệ hợp tác với nước ngoài đào tạo cho sinh viên đi du học theo hình thức vừa học vừa làm tại nhiều nước. Trường sẽ bảo lưu kết quả học tập cho sinh viên đi lao động xuất khẩu theo chương trình của Bộ LĐ-TB&XH, để có thể trở lại trường học tiếp.
Đặc biệt, nhà trường giới thiệu việc làm cho sinh viên trong thời kì đang học tại trường.
SỰ RA ĐỜI CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BÁCH KHOA – XU THẾ MỚI CỦA GIÁO DỤC
(Trích diễn văn của hiệu trưởng Đinh Văn Thiện tại Lễ công bố quyết định thành lập trường)
Trường Cao đẳng Bách Khoa ra đời trong xu thế chung hết sức bức thiết là đòi hỏi giáo dục phải gắn bó thực sự, phải gắn bó mật thiết với sự phát triển của đất nước trên mọi mặt, đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế, một phương diện có tính tiên quyết để đất nước phồn vinh, để dân giàu nước mạnh. Chúng ta vẫn tự hào “ Nước ta rừng vàng biển bạc tài nguyên thiên nhiên phong phú” nhưng nếu chúng ta không có nguồn nhân lực trình độ cao, có công nghệ tiên tiến thì chúng ta cũng chỉ có thể làm được cái việc đào nguyên liệu thô lên và bán cho thế giới thôi. Ngay cả trong nông nghiệp cũng thế.
Sứ mệnh và tầm nhìn
*SỨ MỆNH
Cao đẳng Bách Khoa cung cấp dịch vụ giáo dục dạy nghề, ứng dụng – công nghệ chất lượng cao, nhiều ngành nghề, và một môi trường học tập thuận lợi để mỗi người học có năng lực kỹ thuật vững vàng, một thể chất khoẻ mạnh, một tinh thần trong sáng, có việc làm hiệu quả.
Trường đóng góp vào sự phát triển của đất nước thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, nghiên cứu ứng dụng công nghệ, cung cấp các dịch vụ đào tạo đáp.
TẦM NHÌN
Trường Cao đẳng Bách Khoa là trường dạy nghề ngoài công lập chất lượng cao, có uy tín, đạt chuẩn quốc tế; Đào tạo công nghệ nhiều cấp trình độ, nhiều ngành nghề; Là trung tâm Nghiên cứu – Ứng dụng -Chuyển giao công nghệ uy tín và tin cậy.
Nhà trường áp dụng phương pháp dạy học tích cực, phát triển tư duy và khả năng thực hiện các kĩ năng từ cơ bản đến chuyên ngành, từ đơn giản đến hiện đại, chuyên nghiệp cho người học; Trường phát triển theo định hướng đào tạo gắn liền với thực tiễn, nghiên cứu thực tiễn để phát triển đào tạo đảm bảo chất lượng đào tạo ngày một cao, liên tục phát triển để trở thành chất lượng cao.
KHẨU HIỆU HÀNH ĐỘNG: “CHẮC TAY NGHỀ – VỮNG TƯƠNG LAI”.
Chức năng và nhiệm vụ
- Đào tạo nhân lực ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.
- Tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ xây dựng nông thôn mới;
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động; Tham gia phổ cập nghề cho người lao động, dạy kỹ thuật cho học sinh phổ thông.
- Liên doanh, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, kinh doanh trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề; phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội trong việc đào tạo nhân lực cho địa phương và cho vùng.
- Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình đào tạo, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo.
- Tổ chức tuyển sinh, dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Đăng ký, tổ chức triển khai kiểm định chất lượng đào tạo và chịu sự quản lý chất lượng của cơ quan kiểm định chất lượng đào tạo.
- Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, tài sản, đất đai và các nguồn lực khác của Trường theo qui định của pháp luật.
- Công khai cam kết của trường về chất lượng đào tạo, chất lượng đào tạo thực tế của trường và các điều kiện đảm bảo chất lượng, về thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và thu, chi tài chính hàng năm.
Bản sắc riêng
Trường Cao đẳng Bách Khoa phấn đấu trở thành đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo nghề chất lượng cao, trường đạt chuẩn quốc tế và xây dựng những bản sắc riêng biệt:
- Hiện đại, tiên tiến: Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, trang thiết bị thí nghiệm thực hành đầy đủ, hiện đại; chương trình đào tạo tiên tiến; đội ngũ cán bộ, giáo viên trình độ cao; phương pháp dạy học tích cực; hoạt động khoa học công nghệ phong phú.
- Thân thiện, sôi nổi: Nhiều phong trào học tập, thi đua; nhiều hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể gắn kết quan hệ giữa nhà trường – sinh viên – gia đình – xã hội
- Đào tạo, khoa học công nghệ gắn liền với thực tiễn: Các ngành nghề, chương trình đào tạo, các đề tài khoa học công nghệ đều giải quyết những vấn đề thực tiễn và gắn liền với nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Quan tâm đào tạo phát triển con người toàn diện: Tổ chức đào tạo thêm về tiếng Anh, tin học, các kỹ năng sống cho sinh viên, tổ chức các câu lạc bộ văn hóa, thể thao.
- Tạo cơ hội việc làm, cơ hội học tập: Học tiếp lên các bậc học cao hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp;Liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động cho sinh viên; liên kết với các trường Đại học mở các lớp liên thông nhằm tạo cơ hội cho sinh viên học tiếp lên Đại học.
- Chi phí học tập phù hợp: Phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của mọi thành phần xã hội. Học phí thực hiện đúng quy định của Nhà nước, các chính sách đối với các đối tượng ưu tiên thực hiện đầy đủ và đúng quy định.
- Huấn luyện, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho các thí sinh tham gia thi tay nghề của Quốc gia và Thế giới.
Giá trị cốt lõi
Giá trị cốt lõi của Nhà trường được xây dựng trên nền tảng:
- Tập thể: Đoàn kết, nhất trí, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
- Công nghệ: Hiện đại, cập nhật, gắn kết với công nghiệp.
- Năng lực thực hiện: Chuyên môn tốt, phương pháp phù hợp, kỹ năng thành thạo, chuẩn mực. Đánh giá của xã hội làm thước đo đầu ra.
- Môi trường giáo dục: Đào tạo con người toàn diện.
- Truyền thống: Sáng tạo, trí tuệ, tâm huyết, tự tin.