Ngành Công nghệ ô tô là gì?
Ngành Công nghệ ô tô là ngành tích hợp kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành của nhiều lĩnh vực: cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử và công nghệ chế tạo máy, động lực học nhằm đào tạo ra các kỹ sư có khả năng bảo trì, bảo dưỡng, chế tạo, kinh doanh các loại ô tô phục vụ nhu cầu của thị trường
Học xong Cao đẳng Công nghệ ô tô ra trường làm gì?
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, thói quen đi lại của con người cũng được thay đổi, thì ô tô được xem là phương tiện thông dụng và được ưa chuộng ở hầu khắp các nước trên thế giới. Vì vậy việc bảo trì, bảo dưỡng động cơ, các hệ thống tự động cho đến nghiên cứu, cải tiến công nghệ và dòng sản phẩm mới theo xu hướng thị trường đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia và kỹ sư công nghệ ô tô có trình độ kỹ thuật cao.
Do đó, sinh viên Cao đẳng Công nghệ Ô Tô sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí như:
- Kỹ sư vận hành
- Giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, máy động lực tại các nhà máy sản xuất, cơ sở sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng ô tô
- Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô;
- Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô;…
Mã ngành Công nghệ Ô tô là gì?
Hiện nay ngành Công nghệ ô tô có các hệ đào tạo: Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và các khóa học nghề ngắn hạn. Trong đó các hệ đào tạo chính quy có mã ngành theo quy định của Bộ
- Mã ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô Tô (hệ Đại học) là: 7510205
- Mã ngành Kỹ thuật Ô Tô (hệ Đại học) là: 7520130
- Mã ngành Công nghệ Ô Tô (hệ Cao đẳng) là: 6510216
- Mã ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô Tô (hệ Cao đẳng) là: 6510202
- Mã ngành Công nghệ Ô Tô (hệ Trung cấp) là: 5510216
Học Công nghệ Ô tô ở Trường Cao Đẳng Bách Khoa bạn sẽ học được gì?
Công nghệ ô tô là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực: cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô như điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng. Kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô – máy động lực, hệ thống truyền động – truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển,… để có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng liên quan đến ô tô.
Các môn học chuyên ngành của Ngành công nghệ ô tô như: Động cơ đốt trong, tính toán ô tô, hệ thống điện – điện tử ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, công nghệ chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô, Hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô, Quản lý dịch vụ ô tô,…